Gỗ veneer là vật liệu rất phổ biến trong lĩnh vực nội thất. Gỗ veneer thường được kết hợp với các loại gỗ công nghiệp khác với mục đích tạo ra thành phẩm giá rẻ hơn so với gỗ tự nhiên. Vậy gỗ veneer là gì? Khi ứng dụng trong thiết kế nội thất cao cấp, làm sao để tận dụng được chất liệu này mà vẫn mang tới công trình bền đẹp, tối ưu chi phí? Hãy cùng KIDU tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
Mục lục
Veneer là gì?
Trong chế biến gỗ, veneer là khái niệm vô cùng quen thuộc. Đây là tên gọi của những lát gỗ mỏng, vỏ cây gỗ tự nhiên với độ dày từ 1rem tới 3ly. Tấm gỗ venner được sử dụng để dán lên trên bề mặt lõi, các loại cốt gỗ công nghiệp như MDF, HDF, gỗ nhựa,…
Mục đích của gỗ veneer là tạo thành phẩm bề mặt bóng đẹp, bên trong là cốt gỗ bền bỉ với giá thành rẻ hơn rất nhiều so với sử dụng gỗ tự nhiên 100%. Veneer được ứng dụng rộng rãi trong nội thất như chế tác bàn, ghế, giường, kệ và các loại nhạc cụ.
Gỗ veneer là gì?
Gỗ veneer là cốt gỗ tự nhiên hoặc công nghiệp(chủ yếu là gỗ công nghiệp) được phủ một lớp veneer bên ngoài cốt gỗ để tăng tính thẩm mỹ, đồng thời đảm bảo độ bền cho cốt gỗ tốt hơn.
Bản chất veneer có nguồn gốc gỗ tự nhiên, tuy nhiên sản phẩm gỗ veneer không phải hoàn toàn là đồ gỗ tự nhiên. Sự ra đời của veneer là giải pháp để bảo vệ tài nguyên rừng bị khai thác quá đà, gỗ quý đang ngày càng cạn kiệt.
Màu veneer vân gỗ
Bảng màu của veneer vân gỗ rất đa dạng, phụ thuộc vào màu sắc vân loại gỗ xẻ để làm veneer. Các loại gỗ thịt thường được sử dụng là gỗ sồi, xoan đào, tần bì, óc chó, dẻ gai hoặc thông.
Quy trình sản xuất gỗ veneer
Độ bền đẹp và giá trị sử dụng của gỗ veneer phụ thuộc rất nhiều vào quy trình sản xuất. Một quy trình chuẩn sẽ có những bước như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị về nguyên liệu là gỗ thịt, gỗ tự nhiên đã trải qua quá trình xử lý cơ bản như tách vỏ, ngâm hoặc luộc, loại bỏ lớp nhựa, sấy và phơi khô.
- Bước 2: Thợ lạng các khối gỗ thành các lát mỏng với độ dày từ 0.6mm – dưới 3mm.
- Bước 3: Đem sấy các lát gỗ bằng máy công nghiệp, không sử dụng ánh sáng tự nhiên vì sẽ rất dễ khiến gỗ cong vênh, giòn và dễ gãy.
- Bước 4: Phủ lớp keo lên bề mặt cốt gỗ công nghiệp, thợ lăn keo và dán lớp veneer lên trên bề mặt. Loại keo thường được khuyến khích sử dụng là UF với thành phần NH4CL, không gây độc hại, khả năng kết dính tốt, đóng rắn siêu nhanh và không bị thấm nước.
- Bước 5: Ghép veneer bằng cách ép các lớp gỗ lại bằng máy ép nguội hoặc nóng tự động.
- Bước 6: Khi lớp veneer đã cố định, thợ sử dụng máy chà nhám xử lý phần bề mặt, đánh bóng sao cho nhẵn mịn nhất.
Các loại gỗ veneer
Sau đây là tổng hợp những loại veneer phổ biến nhất trên thị trường hiện nay:
Veneer sồi là gì?
Veneer sồi là gỗ veneer được lảng mỏng từ thân gỗ sồi tự nhiên. Sau đó, các người thợ sẽ phủ lên bề mặt cốt gỗ công nghiệp. Được xử lý bằng công nghệ cao, sản phẩm có khả năng chống cong vênh, đi kèm với đó là độ bền tốt, phù hợp sử dụng để làm đồ nội thất.
Nhược điểm của veneer sồi là chống nước kém và không có khả năng tháo lắp nhiều.
Veneer óc chó là gì?
Veneer óc chó là tấm veneer có độ mỏng, được cắ lát sản xuất từ gỗ óc chó. Độ dày thường thấy tầm 3 ly, dán lên trên các cốt gỗ MDF, HDF. Ưu điểm lớn nhất của veneer óc chó là khả năng chống cong vênh vượt trội, bên cạnh đó, vân gỗ đẹp, rất sang trọng. Tuy nhiên veneer óc chó cần phải tránh nước và va đập mạnh.
Veneer óc chó chính là giải pháp để vẫn có được loại gỗ nội thất đáng mơ ước, nhưng giá thành lại giảm đi rất nhiều.
Veneer xoan đào là gì?
Veneer xoan đào là thành phẩm được lạng từ gỗ xoan đào với độ dày 3 ly. Ưu điểm lớn nhất của gỗ xoan đào là độ hoàn thiện tốt với phần vân rất đẹp. Ngoài ra, độ bền, sang trọng và hạn chế cong vênh cũng là những lý do loại veneer này rất được ưa chuộng.
Veneer gỗ gõ đỏ
Gỗ veneer gõ đổ được ứng dụng đa dạng trong thiết kế nội thất vì tính thẩm mỹ cao như tủ bếp, tủ quần áo, giường, cửa,…
Ưu điểm gỗ veneer
Không phải ngẫu nhiên mà gỗ veneer lại trở thành một trong những vật liệu được yêu thích hàng đầu hiện nay. Những ưu điểm không thể bỏ qua của loại gỗ này chính là:
- Giá gỗ veneer rẻ hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên.
- Gỗ veneer được sản xuất dựa trên dây chuyền hiện đại, đã được xử lý kỹ lưỡng để chống mối mọt, đạt hiệu quả sáng bóng và thẩm mỹ cao.
- Vật liệu thân thiện môi trường, giúp hạn chế tình trạng khai thác gỗ tự nhiên.
Tuy vậy, chỉ có mặt gỗ tự nhiên còn cốt gỗ công nghiệp. Vì vậy sản phẩm không có khả năng chịu nước, rất dễ bị hỏng, được sử dụng ở vị trí khô ráo và ít tiếp xúc với nước.
Ứng dụng gỗ veneer trong nội thất
Hiện nay veneer được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là gia công nội thất:
- Sử dụng veneer làm vách ngăn văn phòng thân thiện với môi trường, dễ dàng uốn cong, tạo hình lượn góc, mang tới vẻ đẹp thẩm mỹ tốt. Các mẫu vách CNC có độ gia công tỉ mỉ, qua máy CNC để tạo hình các loại hoa văn bắt mắt, độc đáo và sẽ đẹp hơn khi được kết hợp với đèn nội thất.
- Bàn làm việc veneer tông màu sáng, sơn bóng để chống nước, chống xước và chống oxy hóa, rất dễ dàng vệ sinh.
- Tủ bếp bằng gỗ veneer với vẻ đẹp tự nhiên, sang trọng, bền đẹp theo năm tháng.
- Cửa gỗ veneer phù hợp mọi không gian, không bị cong vênh và mối mọt.
Nếu bạn yêu thích các thiết kế veneer, Nội thất KIDU chính là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. KIDU đảm nhận thiết kế, thi công với dàn máy móc hiện đại, xử lý qua bàn tay nhân công chuyên nghiệp, lành nghề. Các chất liệu gỗ cao cấp nhất đều được ứng dụng để mang tới cho khách hàng thành phẩm tinh xảo, chi tiết và bền đẹp theo thời gian.
Liên hệ ngay với KIDU để được tư vấn nhanh chóng nhất!
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0905 560 500
- Địa chỉ: 97 Lê Lợi, P. Trần Hưng Đạo, Thành phố Qui Nhơn, Bình Định 55108, Việt Nam
- Email: noithatkienduy@gmail.com
- Facebook: Nội Thất Kiến Duy Qui Nhơn